Theo dõi cử động thai

Theo dõi cử động thai như thế nào?

Theo dõi cử động thai

Theo dõi cử động thai

Chào mừng bạn đến với Phòng khám Sản phụ khoa Tâm Phúc 

theo-doi-cu-dong-thai

Cử động thai là gì?

- Bình thường, ngoài thời gian ngủ, thai nhi có thể đạp, xoay, nhào lộn trong bụng mẹ. Những cử động này của thai được gọi là cử động thai. 

- Đây thực sự là điều rất tuyệt vời khi bạn cảm nhận được sự phát triển của một cơ thể khác trong chính cơ thể mình.

- Thông thường bạn sẽ bắt đầu cảm giác được con mình đang cử động từ sau tuần thứ 18 trở đi.

Tại sao nên theo dõi cử động thai?

- Kể từ tuần thai thứ 28, việc theo dõi cử động thai là căn cứ để bạn theo dõi tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Việc này khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.

- Nếu thai ít cử động hơn so với thường ngày, có lẽ thai đang phải chịu một tình trạng khó chịu nào đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mình. Hoặc là thai nhi đang ngủ.

Khi đó, bạn cần gặp bác sĩ để được nhận sự hỗ trợ cần thiết.

Theo dõi cử động thai như thế nào?

Nên theo dõi cử động thai từ tuần 28 qua các bước sau:

  • Bước 1: Chú ý những khoảng thời gian thai cử động nhiều nhất trong ngày và đếm cử động thai. Thời điểm đếm cử động thai cần giống nhau tất cả các ngày. Tốt nhất sau mỗi bữa ăn.

  • Bước 2: Chọn 1 tư thế thoải mái nhất, nằm hoặc ngồi với chân kê lên cao 1 chút

  • Bước 3:  Lấy giấy bút và ghi lại thời điểm bắt đầu đếm cử động thai

  • Bước 4: ghi nhận khoảng thời gian đếm cử động thai  (thường là trong 1 giờ)

  • Bước 5: Nếu không thấy thai nhi đạp, hãy uống 1 ly nước trái cây, ăn nhẹ hay đi lại và sau 1 giờ bắt đầu theo dõi lại (vì thời gian ngủ - thức của thai nhi từ 30 phút đến 60 phút)

Khi nào cần gọi bác sĩ?

- Khi có dưới 4 cử động trong 1 giờ

- Khi thai có ít cử động hơn so với thường ngày, vào cùng một thời điểm

Nếu có thắc mắc khác, hãy liên hệ với chúng tôi

Đặt lịch hẹn
Zalo
favebook
back-to-top.png